PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO CẨM GIÀNG
TRƯỜNG THCS CẨM GIANG
Video hướng dẫn Đăng nhập

PHÒNG GD&ĐT CẨM GIÀNG

TRƯỜNG THCS CẨM GIÀNG

 

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

  Cẩm Giàng, ngày 20  tháng 8  năm 2015

 

 

                                                                

KẾ HOẠCH CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

GIAI ĐOẠN  2015 – 2020

 

Trường THCS Cẩm Giàng được thành lập năm 1958, đến nay đã tròn 57 tuổi, trường có bề dày truyền thống lịch sử, trường được tạo nên bởi sự cống hiến của nhiều thế hệ Hiệu trưởng và của nhiều thế hệ nhà giáo, trường đã đào tạo nhiều thế hệ học sinh trưởng thành hiện đang giữ những vị trí nhất định trong xã hội. Trường đã có nhiều đóng góp cho ngành giáo dục nói riêng và cho địa phương nói chung, trường đã trở thành niềm tin và điểm tựa cho học sinh và cha mẹ học sinh.

Kế hoạch chiến lược phát triển nhà trường giai đoạn  2015 - 2020  nhằm xác định rõ định hướng, mục tiêu chiến lược và các giải pháp chủ yếu trong quá trình vận động và phát triển. Là cơ sở quan trọng cho các quyết sách của Hội đồng trường và hoạt động của Ban giám hiệu cũng như toàn thể cán bộ, giáo viên, công nhân viên và học sinh nhà trường.

Xây dựng và phát triển kế hoạch chiến lược của trường THCS Cẩm Giàng là hoạt động có ý nghĩa quan trọng trong việc thực hiện Nghị Quyết của Đảng và chính sách của Nhà nước về đổi mới giáo dục phổ thông. Cùng các trường THCS xây dựng ngành giáo dục huyện Cẩm Giàng phát triển theo kịp yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội của đất nước, hội nhập với  khu vực và thế giới.

I. TÌNH HÌNH NHÀ TRƯỜNG:

       1. Cơ cấu tổ chức nhà trường:

Nhà trường có đầy đủ các các tổ chức đoàn thể,Theo Điều lệ trường phổ thông quy định , hoạt động có hiệu quả và đạt được nhiều thành tích. Đã khẳng định được vị trí trong ngành giáo dục huyện Cẩm Giàng, được học sinh và cha mẹ  học sinh tin cậy. Kết quả từ năm học 2012-2013 đến nay như:

- Chi bộ Đảng có tỉ lệ Đảng viên 62%. Từ năm 2013 đến 2015 Chi bộ 3 năm liên tục đạt TSVM trong đó 1 năm đạt TSVM tiêu biểu.

 - Ban giám hiệu: 02 đồng chí có đủ điều kiện tiêu chuẩn theo quy định của Điều lệ trường trung học. luôn hoàn thành XS các nhiệm vụ được giao Trong đó có nhiều năm được công nhận CSTĐ cấp CS.

- Nhà trường 3 năm liền đạt danh hiệu trường Tiên tiến được nhận giấy khen của UBND huyện Cẩm Giàng .

- Liên Đội 3 năm đạt VMXS cấp huyện.

- Công đoàn liên tục đạt vững mạnh, 3 năm liên tục được Liên đoàn,Công đoàn giáo dục Huyện Cẩm Giàng tặng giấy khen.

- Chi đoàn liên tục đạt vững mạnh xuất sắc, hai năm liên tục được Huyện đoàn Cẩm Giàng tặng giấy khen.

- Tập thể nhà trường có truyền thống đoàn kết, nhất trí cao trong công việc liên tục đạt tập thể lao động tiên tiến.

2. Điểm mạnh

a) Giáo viên, nhân viên :

-  Đa số giáo viên có kinh nghiệm, trình độ chuyên môn vững vàng. 100% đạt chuẩn, trong đó có 68% trên chuẩn.

- Công tác tổ chức quản lý của BGH: Có tầm nhìn, làm việc khoa học, sáng tạo. Kế hoạch dài hạn, trung hạn và ngắn hạn có tính khả thi, sát thực tế. Công tác tổ chức triển khai kiểm tra đánh giá sâu sát, thực chất và đổi mới. Được sự tin tưởng cao của cán bộ, giáo viên, công nhân viên và cha mẹ học sinh nhà trường. Dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm.

- Đội ngũ cán bộ, giáo viên, công nhân viên:  nhiệt tình, có trách nhiệm, yêu nghề, gắn bó với nhà trường mong muốn nhà trường phát triển, chất lượng chuyên môn và nghiệp vụ sư phạm đã đáp ứng được yêu cầu đổi mới giáo dục.

b) Học sinh:

-  Có truyền thống hiếu học, có nề nếp, ngoan, có động cơ học tập tốt.

-  Luôn được quan tâm chăm sóc của gia đình, địa phương tốt.

- Tỉ lệ học sinh lên lớp hàng năm đạt 100%.

- Tỉ lệ học sinh giỏi các cấp hàng năm đạt: 60% trở lên

- Tỷ lệ học sinh tốt nghiệp THCS hàng năm đạt 100% và thi đỗ vào trung học phổ thông đạt tỷ lệ cao so với toàn huyện. Xếp trong TOP đầu của tỉnh và thứ 2 của Huyện

3. Điểm hạn chế.

- Tổ chức quản lý của Ban giám hiệu: Đánh giá chất lượng chuyên môn của giáo viên còn  mang tính động viên, phân công công tác chưa phù hợp với năng lực, trình độ, khả năng của một số ít giáo viên.

- Đội ngũ giáo viên, công nhân viên: Một bộ phận nhỏ giáo viên chưa thực sự đáp ứng được yêu cầu giảng dạy hoặc quản lý, giáo dục học sinh.

- Chất lượng học sinh:  Còn một số học sinh ý thức học tập, rèn luyện đạo đức chưa tốt.

- Cơ sở vật chất: Chưa đồng bộ, hiện đại. Phòng học, phòng bộ môn bàn ghế chất lượng thấp. Trang thiết bị dạy học còn thiếu, chất lượng chưa đảm bảo.

4. Thời cơ:

- Đảng, chính quyền và nhân dân quyết tâm đưa thị trấn đang trên đà phát triển.

- Đã có sự tín nhiệm của học sinh và cha mẹ học sinh trong khu vực. Đội ngũ cán bộ, giáo viên trẻ được đào tạo cơ bản, có năng lực chuyên môn và Nghiệp vụ sự phạm khá, tốt.

- Nhu cầu giáo dục chất lượng cao rất lớn và ngày càng tăng.

5. Thách thức:

- Đòi hỏi ngày càng cao về chất lượng giáo dục của cha mẹ học sinh và xã hội trong thời kỳ hội nhập.

- Chất lượng đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên, công nhân viên phải đáp ứng được yêu cầu đổi mới giáo dục. Ứng dụng CNTT trong giảng dạy, trình độ ngoại ngữ, khả năng sáng tạo của cán bộ, giáo viên, công nhân viên.

6. Xác định các vấn đề ưu tiên:

- Đổi mới phương pháp dạy học  theo hướng phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của mỗi học sinh. Đổi mới kiểm tra đánh giá học sinh.

- Nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, giáo viên, công nhân viên.

- Ứng dụng CNTT trong dạy – học và công tác quản lý.

- Đánh giá các hoạt động của nhà trường dựa trên các chuẩn và tiêu chí đánh giá của Bộ GD&ĐT về công tác quản lý, giảng dạy.

II.  TẦM NHÌN, SỨ MỆNH VÀ CÁC GIÁ TRỊ

+ Tầm nhìn:

Đến năm 2020 Trường THCS Cẩm Giàng sẽ trở thành một trong những trường hàng đầu của huyện Cẩm Giàng và có thương hiệu, mà học sinh sẽ lựa chọn để học tập và rèn luyện tư duy độc lập, giải quyết vấn đề, hướng tới năng lực sử dụng công nghệ, nơi sản sinh những người thành đạt có cội nguồn truyền thống, có khát vọng vươn tới và tầm nhìn xa.

+ Sứ mệnh:

Tạo dựng được môi trường học tập về nề nếp, kỷ cương có chất lượng giáo dục cao, để mỗi học sinh đều có tính trung thực và ý thức truyền thống, có cơ hội phát huy tiềm năng, tính sáng tạo và năng lực tư duy.

+ Hệ thống giá trị cơ bản của nhà trường :

- Đoàn kết                                                 - Tính thân thiện

- Tinh thần trách nhiệm                          - Sự hợp tác

- Lòng tự trọng                                          - Tính linh hoạt sáng tạo

- Tính trung thực                                       - Khát vọng vươn lên

III.  MỤC TIÊU, CHỈ TIÊU VÀ PHƯƠNG CHÂM HÀNH ĐỘNG

          A. Mục tiêu tổng quát:

Xây dựng nhà trường có uy tín về chất lượng GD, là mô hình giáo dục hiện đại, tiên tiến phù hợp với tiềm năng nhà  trường và xu thế hội nhập phát triển của đất nước. Năm 2015 nhà trường đạt KDCL GD.

B. Các mục tiêu cụ thể:

1. Mục tiêu về tổ chức các hoạt động dạy học.

1.1. Chất lượng bài giảng:

Các chỉ tiêu

 Chuẩn bị tốt bài giảng, phân phối thời gian cân đối, hợp lý ở các phần hoàn thành kế hoạch bài giảng .Bài giảng trình bày khoa học, lôgic, phù hợp đặc trưng bộ môn, ý tưởng rõ ràng mạch lạc, chữ viết rõ nét, sử dụng  hợp lý các Phương pháp, làm bật được tiêu đề, trọng tâm bài dạy, và tạo được hứng khởi cho người học. Phấn đấu 100% giáo viên đạt chất lượng bài giảng tốt, 25%  khá.

1.2. Chất lượng sinh hoạt chuyên môn:

Các chỉ tiêu:

Sinh hoạt tổ CM thường kỳ 2 lần/tháng. Phấn đấu 95% nội dung họp có chất lượng chú trọng sâu việc tự học tập, bồi dưỡng, nghiên cứu chuyên môn.

- Mỗi tổ xây dựng được 1-2 chuyên đề cấp Huyện/ 1 năm học .

1.3. Kiểm tra đánh giá học sinh:

Các chỉ tiêu

Đảm bảo 100% học sinh được kiểm tra và đánh giá theo quy định điều lệ trường học và quy chế chuyên môn. 

Đảm bảo 100% các đề kiểm tra đạt chuẩn Kiến thức kỹ năng theo quy định của Bộ GD&ĐT.

2. Mục tiêu về tổ chức các hoạt động học tập và rèn luyện

2.1. Tổ chức việc học tập các bộ môn văn hóa

Các chỉ tiêu

Học sinh đi học đầy đủ, nghỉ học có lý do chính đáng. Phấn đấu 98% HS có ý thức trách nhiệm, xác định đúng động cơ học tập, rèn luyện đạo đức tốt.

2.2. Tổ chức các hoạt động giáo dục khác:

Các chỉ tiêu

Phấn đấu 100% học sinh được tham gia các họat động ngoại khóa và các hoạt động GDNGLL, hướng nghiệp, các hoạt động đoàn thể, xã hội.

Phấn đấu 30% các tiết hoạt động ngoại khóa, giáo dục ngoài giờ lên lớp, hướng nghiệp có chất lượng tốt được thực hiện thông qua hoạt động tham quan dã ngoại và tiếp xúc thực tế.

2.3. Đánh giá kết quả học tập, rèn luyện của HS:

Các chỉ tiêu

Phấn đấu 97% HS khá tốt về hạnh kiểm, trên 96 %  HS có học lực từ TB trở lên trong đó có 55% đạt khá, giỏi. Hàng năm có 60% học sinh của khối thi đạt học sinh giỏi các cấp.

3. Mục tiêu về xây dựng đội ngũ cán bộ, giáo viên.

Các chỉ tiêu

Năng lực chuyên môn của cán bộ quản lý, giáo viên và công nhân viên được đánh giá khá, giỏi trên 80%.

Cán bộ quản lý sử dụng CNTT vào công tác quản lý 100%. Giáo viên sử dụng CNTT vào dạy học. Số tiết dạy sử dụng công nghệ thông tin 35% trở lên.

          Đến năm 2020 có 100% cán bộ quản lý và giáo viên có trình độ đại học và trên Đại học.

 Đến năm 2017 có 85% giáo viên đạt năng lực dạy học giỏi.

4. Mục tiêu về huy động các nguồn lực tài chính, CSVC.

Các chỉ tiêu

Phòng học, phòng làm việc, phòng phục vụ được sửa chữa nâng cấp. Trang bị các thiết bị phục vụ dạy- học, làm việc đạt chuẩn. Thư viện giữ vững danh hiệu đạt chuẩn – Phấn đấu Thư Viện tiên tiến.

          Phấn đấu xây dựng các phòng tin học, thí nghiệm thực hành, phòng đa chức năng được trang bị nâng cấp theo hướng chuẩn hoá, hiện đại hoá.

Xây dựng môi trường sư phạm “ Xanh - Sạch - Đẹp- An toàn”. Vận động cộng đồng chăm lo sự nghiệp giáo dục thông qua việc huy động các nguồn tài lực từ học sinh, cựu học sinh, cha mẹ học sinh, các cơ quan, xí nghiệp, công ty, các doanh nhân thành đạt đóng trên địa bàn.

5. Mục tiêu về nâng cao chất lượng GD và tự kiểm định CLGD.

Các chỉ tiêu

- Qui mô:   Số lớp học: Ổn định 11 lớp.

- Chất lượng học tập:

+  85% học sinh có Học lực khá, giỏi (60% trở lên học lực giỏi)

+ Tỷ lệ học sinh có học lực yếu < 1%  không có học sinh kém.

+ Thi đỗ vào THPT: Trên 80 % trở lên, hàng năm có học sinh đỗ vào THPT. 

+ Học sinh giỏi cấp huyện, tỉnh lớp 9: 50 giải trở lên.

- Chất lượng đạo đức, kỹ năng sống :        

+ Chất lượng Hạnh kiểm: 97% trở lên hạnh kiểm khá, tốt.

+ Học sinh được trang bị các kỹ năng sống cơ bản, tích cực tự nguyện tham gia các hoạt động xã hội, tình nguyện.

6. Mục tiêu về xây dựng quan hệ Nhà trường – Gia đình  – Xã hội.

Các chỉ tiêu

Thực hiện tốt quan hệ phối hợp giữa nhà trường, gia đình, xã hội. Đảm bảo thông tin liên lạc giữa nhà trường và cha mẹ học sinh trong giáo dục, nhà trường cung cấp thông tin đầy đủ (100%) theo tháng, học kỳ, cả năm về kết quả đánh giá xếp loại rèn luyện 2 mặt của học sinh.

Tăng cường, kết hợp với các tổ chức xã hội trong giáo dục đạo đức, kỹ năng sống cho học sinh khi các em tham gia các hoạt động ngoài xã hội. 

7. Mục tiêu về xây dựng môi trường Giáo dục.

Các chỉ tiêu

Đảm bảo xây dựng môi trường, cảnh quan sư phạm Xanh- Sạch - Đẹp. Ngăn chặn kịp thời các tác nhân tiêu cực ảnh hưởng xấu đến chất lượng giáo dục và phát triển nhà trường. Phấn đấu từ năm 2016 Nhà trường thật sự là nhà trường thân thiện, học sinh tích cực.

8. Mục tiêu về tổ chức bộ máy và quản lý điều hành các hoạt động.

Các chỉ tiêu

Phấn đấu trường đủ về cơ cấu, số lượng, chất lượng nhân sự, 100% kế hoạch hóa nhà trường, đẩy mạnh ứng dụng công nghệ  thông tin, truyền thông nhằm “tin học hóa” quản lý giáo dục. Cơ cấu tổ chức nhà trường ổn định.

Đẩy mạnh cải cách hành chính, thực hiện cơ chế một cửa trong toàn bộ hệ thống quản lý giáo dục nhà trường.

          C. Phương châm hành động:

“Tập trung toàn lực nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện vì uy tín và thương hiệu của nhà trường”

IV. CÁC CHƯƠNG TRÌNH HÀNH ĐỘNG CHIẾN LƯỢC:

A. Các chương trình hành động chiến lược (mục tiêu ưu tiên)

Chương trình 1. Hoàn thiện cơ cấu tổ chức và nâng cao hiệu quả công tác quản lý:

- Hoạch định và cam kết xây dựng đội ngũ cán bộ, giáo viên, nhân viên đủ về số lượng, đạt chuẩn về kiến thức khoa học và năng lực nghề nghiệp. 

- Đổi mới công tác quản lý phù hợp yêu cầu đổi mới. Xây dựng và phát triển hệ thống thông tin quản lý EMIS

+ Ứng dụng công nghệ số và truyền thông hiện đại.

+ Chế độ báo cáo, giám sát, đánh giá, kiểm tra.

+ Phát triển đội ngũ.

- Quản lí nhân sự

+ Chế độ giảng dạy và phát triển nghề nghiệp của giáo viên.

+ Các quy định tuyển chọn, bổ nhiệm, miễn nhiệm các chức vụ chuyên môn.

+ Xây dựng các quỹ hỗ trợ học tập, giảng dạy, sáng kiến kinh nghiệm…

           Người phụ trách:  BGH, Tổ trưởng, tổ phó chuyên môn, giáo viên chủ nhiệm.

Chương trình 2. Nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên:

- Xây dựng đội ngũ CBGVNV có phẩm chất chính trị. Có năng lực chuyên môn khá giỏi. Có phong cách sư phạm mẫu mực. Đoàn kết, tâm huyết, gắn bó với nhà trường, hợp tác, giúp đỡ nhau cùng tiến bộ.

- Tổ chức xếp hạng và công bố công khai kết quả chất lượng của từng tổ chuyên môn, từng giáo viên trong toàn trường.

Người phụ trách : Ban giám hiệu, Tổ trưởng chuyên môn, giáo viên bộ môn.

Chương trình 3.  Đổi mới phương pháp Dạy – Học:

- Thực hiện cuộc vận động toàn trường đổi mới phương pháp dạy học theo hướng phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo của người học,

biến quá trình học tập thành quá trình tự học có hướng dẫn và quản lý của GV.

- Xây dựng chương trình, nội dung hội thảo về đổi mới PPDH dựa trên những tài liệu đổi mới phương pháp dạy học và đánh giá kết quả học tập cho các giáo viên trong nhà trường, đẩy mạnh ứng dụng CNTT trong dạy và học.

- Tăng cường kiểm tra về đổi mới phương pháp dạy học và đánh giá. Đảm bảo đến năm 2020 có 100% giáo viên được đánh giá là áp dụng có hiệu quả các phương pháp dạy học đáp ứng được yêu cầu đổi mới giáo dục.

-  Phát triển các phương tiện dạy học hiện đại :

          + Hệ thống phòng thiết bị thí nghiệm, phòng thực hành bộ môn, phòng đa chức năng.

+ Mạng LAN, mạng truyền thông học tập, mạng quản lí nội bộ kết nối với mạng phòng GD&ĐT với mạng Internet.

Người phụ trách:  Phó Hiệu trưởng, Tổ trưởng chuyên môn, Giáo viên bộ môn.

Chương trình 4. Xây dựng cơ sở vật chất và hạ tầng kỹ thuật

- Xây dựng cơ sở vật chất trang thiết bị giáo dục theo hướng chuẩn hoá, hiện đại hoá. Bảo quản và sử dụng hiệu quả, lâu dài. Chú trọng các yêu cầu phát triển, hợp tác, cam kết, hợp đồng, đấu thầu, khen thưởng và Kỷ Luật, v.v…

Người phụ trách :  Hiệu trưởng, Ban lao động, phụ trách CSVC, kế toán, nhân viên thiết bị.

Chương trình 5. Đổi mới kiểm tra đánh giá học sinh:

Căn cứ chuẩn và các tiêu chí về kiểm tra đánh giá HS theo Quyết định số 58 /BGD

          Người phụ trách : Phó Hiệu trưởng, Tổ trưởng chuyên môn, giáo viên chủ nhiệm, giáo viên bộ môn.

Chương trình 6. Xây dựng kế hoạch kiểm định chất lượng nhà Trường:

- Xây dựng hệ thống tổ chức kiểm định độc lập về chất lượng giáo dục. Triển khai kiểm định chất lượng nhà Trường , công bố công khai kết quả kiểm định.

- Đến năm 2015 trường tham gia chương trình đánh giá ngoài kiểm định chất lượng giáo dục theo chỉ đạo của Bộ Giáo dục và Đào tạo.

           Người phụ trách : Ban giám hiệu, Tổ trưởng chuyên môn, giáo viên, nhân viên.

B. Các hoạt động giải pháp chiến lược:

1. Xây dựng và phát triển đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên đáp ứng yêu cầu phát triển của nhà trường trong giai đoạn mới:

- Tổ chức đánh giá Hiệu trưởng theo chuẩn Hiệu trưởng, đánh giá giáo

viên theo chuẩn nghề nghiệp giáo viên THCS.

- Để xây dựng môi trường sư phạm bình đẳng, thúc đẩy sự nỗ lực phấn đấu và nâng cao ý thức trách nhiệm của đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý.

- Tạo điều kiện cho cán bộ giáo viên, nhân viên tham gia các chương trình đào tạo đa dạng nhằm nâng cao trình độ đào tạo, các khóa bồi dưỡng nâng cao năng lực cho đội ngũ giáo viên theo các chương trình tiên tiến, các chương trình hợp tác với nước ngoài để đáp ứng được nhiệm vụ nhà giáo trong tình hình mới. Đến năm 2020 có 100% số giáo viên trường đạt trình độ đại học và sau Đại học.

- Có chính sách khuyến khích thực sự đối với đội ngũ nhà giáo thông qua chế độ đãi ngộ xứng đáng. 

- Rà soát, sắp xếp lại đội ngũ. Xây dựng lực lượng cán bộ quản lý tận tâm, thạo việc, có năng lực điều hành. Tham gia chương trình đào tạo, bồi dưỡng cán bộ quản lý phù hợp với yêu cầu đổi mới giáo dục.

Người phụ trách: Chi bộ, Ban Giám hiệu, tổ trưởng chuyên môn

2. Nâng cao chất lượng dạy học, đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp giáo dục:

- Nâng cao chất lượng và hiệu quả giáo dục toàn diện, đặc biệt là chất lượng giáo dục đạo đức và chất lượng văn hoá. Đổi mới phương pháp dạy học và đánh giá học sinh phù hợp với mục tiêu, nội dung chương trình và đối tượng học sinh. Đổi mới các hoạt động giáo dục, hoạt động tập thể, gắn học với hành, lý thuyết với thực tiễn; giúp học sinh có ý thức và trách nhiệm cao trong học tập, có lối sống lành mạnh, có bản lĩnh, trung thực, có năng lực làm việc độc lập và hợp tác, có kỹ năng sống, tích cực tham gia các hoạt động xã hội, ham thích học tập và học tập có kết quả cao; có năng lực tự học; hiểu biết và tự hào, yêu quý nhà trường, Tổ Quốc. Khả năng sử dụng ngoại ngữ đặc biệt là tiếng Anh trong học tập và vận dụng kiến thức vào thực tế cuộc sống.

-  Phát triển các hoạt động giao lưu, rèn luyện của học sinh và giáo viên nhằm nâng cao kĩ năng sống và văn hóa nghề nghiệp.

             Người phụ trách: Ban giám hiệu, tổ trưởng chuyên môn, giáo viên bộ môn.

3. Huy động nguồn lực tài chính và phát triển cơ sở vật chất và hạ tầng kỹ thuật:

Xây dựng nhà trường văn hoá, thực hiện tốt quy chế dân chủ trong nhà trường. Chăm lo đời sống vật chất và tinh thần cho cán bộ, giáo viên, công nhân viên. Huy động được các nguồn lực của xã hội, các tổ chức kinh tế - xã hội.

Phát huy tính tự chủ, tự chịu trách nhiệm ở cơ sở đào tạo về nội dung đào tạo, tài chính, nhân sự; hoàn thiện mô hình, cơ chế hoạt động và nâng cao hiệu quả hoạt động của Hội đồng trường ở cơ sở giáo dục để thực hiện quyền tự chủ và trách nhiệm xã hội của đơn vị.

 Xây dựng và giữ vững trường chuẩn Quốc gia về cơ sở vật chất kỹ thuật nhằm đảm bảo những điều kiện vật chất cơ bản thực hiện việc đổi mới quá trình dạy học. Trong đó, chú trọng đến chuẩn hóa phòng học, phòng học bộ môn và trang thiết bị dạy học.

+ Nguồn lực tài chính:

 - Ngân sách Nhà nước.

 - Ngoài ngân sách “ Từ xã hội, cha mẹ học sinh…”

+ Nguồn lực vật chất và đầu tư khác

- Khuôn viên trường và kiến trúc trường, lớp, sân bãi thể dục thể thao...

- Phòng bộ môn, thư viện, thiết bị giáo dục, các tài nguyên giáo dục. Công nghệ phục vụ dạy học

+ Nguồn lực khác hoặc chủ động tạo ra trong quá trình thực hiện Kế hoạch chiến lược

 - Do cơ hội tạo ra (địa lí, tài nguyên tự nhiên, nhân lực…);

- Do được giải thưởng, khen tặng…

            Người phụ trách:  Ban giám hiệu, BCH Công đoàn, Ban đại diện CMHS.

4. Đẩy mạnh công tác thông tin xây dựng thương hiệu Nhà trường:

- Xác lập đẳng cấp và củng cố đẳng cấp của nhà trường:

+ Xây dựng thương hiệu và tín nhiệm của xã hội đối với Nhà trường.

+ Xác lập thương hiệu và tín nhiệm đối với từng cán bộ giáo viên, công nhân viên, học sinh và cha mẹ học sinh.

- Đẩy mạnh tuyên truyền, xây dựng truyền thống Nhà trường, nêu cao tinh thần trách nhiệm của mỗi thành viên đối với quá trình xây dựng thương hiệu của Nhà trường:

+ Công bố sứ mạng, tầm nhìn và giá trị của nhà trường.

+ Quảng bá hình ảnh về hoạt động của trường tên các tạp chí trong nước...

+ Tổ chức hội thảo, báo cáo và diễn đàn dựa vào Internet.

Người phụ trách: Ban giám hiệu, Tổng phụ trách Đội, hội đồng sư phạm, hội cha mẹ học sinh và học sinh.

5. Ứng dụng công nghệ thông tin và truyền thông:

Triển khai rộng rãi việc ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác quản lý, giảng dạy. Góp phần nâng cao chất lượng quản lý, dạy và học. Động viên cán bộ, giáo viên, công nhân viên tự học hoặc theo học các lớp bồi dưỡng để sử dụng được máy tính.

Xây dựng kế hoạch, động viên khuyến khích để 100%  cán bộ, giáo viên, công nhân viên sử dụng và khai thác công nghệ thông tin trong quản lý và giảng dạy.

Người phụ trách: Phó Hiệu trưởng, nhóm công nghệ thông tin.

6. Quan hệ với cộng đồng làm tốt công tác XHHGD

- Tham mưu với lãnh đạo cấp trên về quy mô phát triển nhà trường trong từng giai đoạn, đồng thời phối hợp với các cơ quan ban ngành đoàn thể trong và ngoài nhà trường cùng thực hiện nhiệm vụ chính trị, tăng cường công tác quản lý và nâng cao chất lượng của hoạt động dạy và học.

- Thể chế hóa vai trò, trách nhiệm và quyền lợi của các tổ chức, cá nhân và gia đình trong việc giám sát và đánh giá giáo dục, phối hợp với nhà trường thực hiện mục tiêu giáo dục, xây dựng môi trường giáo dục lành mạnh và an toàn. 

7. Lãnh đạo và quản lý:

- Xây dựng và chỉ đạo thực hiện chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển giáo dục đảm bảo tính khả thi.

- Huy động ngày càng nhiều hơn và sử dụng hiệu quả  hơn nguồn lực của nhà nước và xã hội để  đầu tư  CSVC cho hoạt động dạy và học góp phần chất  nâng cao chất lượng giáo dục.

V. TỔ CHỨC THỰC HIỆN VÀ GIÁM SÁT, ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ:

1. Phổ biến kế hoạch chiến lược:

Kế hoạch chiến lược được phổ biến rộng rãi tới toàn thể cán bộ giáo viên, nhân viên nhà trường, cơ quan chủ quản, cha mẹ học sinh, học sinh và các tổ chức cá nhân quan tâm đến nhà trường.

2. Tổ chức:

Ban chỉ đạo thực hiện kế hoạch chiến lược là bộ phận chịu trách nhiệm điều phối quá trình triển khai kế hoạch chiến lược. Điều chỉnh kế hoạch chiến lược sau từng giai đoạn sát với tình hình thực tế của nhà trường Địa phương.

3. Lộ trình thực hiện kế hoạch chiến lược:

- Giai đoạn 1: Từ năm 2013 -  2015

- Giai đoạn 2: Từ năm   2016 - 2020

4. Đối với Hiệu trưởng:

Tham mưu với lãnh đạo ngành, lãnh đạo địa phương tổ chức triển khai thực hiện kế hoạch chiến lược tới từng cán bộ giáo viên, nhân viên nhà trường và các đoàn thể xã hội ở địa phương. Thành lập Ban kiểm tra và đánh giá thực hiện kế hoạch trong từng năm học.

5. Đối với Phó Hiệu trưởng:

Theo nhiệm vụ được phân công, giúp Hiệu trưởng tổ chức triển khai từng phần việc cụ thể, đồng thời kiểm tra và đánh giá kết quả thực hiện kế hoạch, đề

 xuất những giải pháp để thực hiện.

6. Đối với tổ trưởng chuyên môn:

Tổ chức thực hiện kế hoạch trong tổ, kiểm tra đánh giá việc thực hiện kế hoạch của các thành viên. Tìm hiểu nguyên nhân, đề xuất các giải pháp để thực hiện kế hoạch.

7. Đối với cá nhân cán bộ, giáo viên, công nhân viên:

Căn cứ kế hoạch chiến lược, kế hoạch năm học của nhà trường để xây dựng kế hoạch công tác cá nhân theo từng năm học. Báo cáo kết quả thực hiện kế hoạch theo từng học kỳ, năm học. Đề xuất các giải pháp để thực hiện kế hoạch.

8. Yêu cầu khi tổ chức giám sát và đánh giá việc thực hiện, kết quả thực hiện

+ Xác định mục đích, nêu rõ nội dung, cách thức, hình thức, quy trình tổ chức giám sát. Quy định trách nhiệm, quyền hạn của bộ phận giám sát, đánh giá.

+ Căn cứ trên hệ thống các chỉ số đo lường như:

- Phản ánh thực trạng, quá trình thực hiện và kết quả.

- Đo được, có giá trị, phù hợp với kế hoạch chiến lược, định l­ượng và định tính.

- Quản lý, kiểm soát các hoạt động, các kết quả.

- Các loại tiêu chuẩn: Hệ thống định mức, chuẩn mực của nhà nước, của  Bộ GD&ĐT, của địa phương.

- Các đơn vị đo: Chỉ số tuyệt đối, chỉ số t­ương đối (% ); số quy đổi.

- Nhóm các chỉ số điều kiện (đầu vào): Quy mô phát triển; Số lượng và cơ cấu trình độ đội ngũ, tài chính, cơ sở vật chất, trang thiết bị.

-  Nhóm các chỉ số kết quả: Tỷ lệ HS tốt nghiệp; HS lên lớp; HS vào các trường THPT, Trung cấp chuyên nghiệp, dạy nghề và sự hài lòng của cha mẹ học sinh, của xã hội...

                                                                                             HIỆU TRƯỞNG  

    (Đã ký)     

Phạm Huy Ứng

 


BÀI VIẾT LIÊN QUAN
Nhà thơ Tố Hữu là một tác gia lớn, nhà thơ lớn mà tầm ảnh hưởng của ông đối với văn học Việt Nam, với bao thế hệ người đọc, đối với những người biết yêu cái vẻ đẹp lung linh, huyền diệu của ... Cập nhật lúc : 16 giờ 39 phút - Ngày 17 tháng 3 năm 2023
Xem chi tiết
Thực hiện Kế hoạch số 135/KH-LĐLĐ ngày 28/10/2022 của Liên đoàn Lao động huyện Cẩm Giàng về việc “Tổ chức Đại hội Công đoàn các cấp tiến tới Đại hội X Công đoàn huyện Cẩm Giàng, nhiệm kì 202 ... Cập nhật lúc : 14 giờ 25 phút - Ngày 8 tháng 3 năm 2023
Xem chi tiết
Sốt biểu hiện dưới các dạng như sốt phát ban, quai bị, ho gà, cúm, ... là bệnh thường gặp trong mùa đông xuân, thời tiết lạnh, mưa phùn, độ ẩm không khí cao. Mặt khác do ảnh hưởng của thời t ... Cập nhật lúc : 15 giờ 26 phút - Ngày 9 tháng 2 năm 2023
Xem chi tiết
Học sinh, sinh viên Việt Nam có vai trò quyết định trong việc thực hiện khát vọng của dân tộc. Trong tương lai, họ là những tri thức, có trình độ cao, nắm giữ những nhiệm vụ quan trọng trên ... Cập nhật lúc : 7 giờ 17 phút - Ngày 16 tháng 1 năm 2023
Xem chi tiết
Tháng 12/1944, lãnh tụ Hồ Chí Minh ra Chỉ thị thành lập Đội Việt Nam Tuyên truyền Giải phóng quân. Chỉ thị nhấn mạnh: “Tên Đội Việt Nam Tuyên truyền Giải phóng quân nghĩa là chính trị quan t ... Cập nhật lúc : 9 giờ 39 phút - Ngày 20 tháng 12 năm 2022
Xem chi tiết
Nhằm nâng cao tinh thần đọc sách của các bạn học sinh. Thư viện trường xây dựng kế hoạch “Phát động phong trào tự họa qua các ấn phẩm có trong thư viện” mục đích để các em đọc sách có hiệu q ... Cập nhật lúc : 10 giờ 0 phút - Ngày 9 tháng 12 năm 2022
Xem chi tiết
Lịch sử dân tộc Việt Nam từ năm 1945 đến nay là lịch sử của 30 năm đấu tranh cách mạng chống lại sự xâm lược của đế quốc Pháp (1946 - 1954) và của đế quốc Mỹ (1954- 1975) nhân hoàn thành sự ... Cập nhật lúc : 8 giờ 59 phút - Ngày 9 tháng 12 năm 2022
Xem chi tiết
Nhân dịp kỉ niệm 40 năm ngày Nhà Giáo Việt Nam, Thư viện trường THCS Cẩm Giang xin trân trọng giới thiệu đến quý thầy cô và các em cuốn sách “Thơ nhà giáo Việt Nam” của nhiều tác giả do Sở G ... Cập nhật lúc : 10 giờ 47 phút - Ngày 26 tháng 11 năm 2022
Xem chi tiết
Năm 2022 - 2023 là năm học có nhiều thay đổi về kinh tế, y tế, và trong đó giáo dục có một bước ngoặt hoàn toàn mới, đó là các cấp học đều được tiếp cận sách theo chương trình mới chương t ... Cập nhật lúc : 16 giờ 4 phút - Ngày 13 tháng 11 năm 2022
Xem chi tiết
Sinh thời Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn đề cao vai trò của giáo dục trong quá trình hình thành nhân cách con người. Theo Bác, nhân cách được hình thành phần lớn thông qua giáo dục (“Hiền dữ đâu ... Cập nhật lúc : 16 giờ 0 phút - Ngày 13 tháng 11 năm 2022
Xem chi tiết
123456789